Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Mô hình nuôi gà thả vườn đem lại hiệu quả kinh tế cao
Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, hai anh Đặng Tòn Sủ và Bàn Vần Ghuyển ở xóm Khau Pa, xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc đã mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương với mô hình nuôi gà thả vườn.

Với nghị lực và quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, hai anh Đặng Tòn Sủ và Bàn Vần Ghuyển ở xóm Khau Pa, xã Hưng Đạo, huyện Bảo Lạc đã mạnh dạn đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương với mô hình nuôi gà thả vườn.

 

Hai anh Đặng Tòn Sủ và Bàn Vần Ghuyển với đàn gà thả đồi của mình
Sinh ra trong gia đình nghèo khó, cả năm làm lụng vất vả mà cũng không đủ ăn. Không cam chịu để cái đói, cái nghèo cứ mãi đeo bám, hai anh Đặng Tòn Sủ (sinh năm 1994) và anh Bàn Vần Ghuyển (sinh năm 1992) luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống nghèo khó của gia đình. Năm 2018, hai anh được chính quyền xã Hưng Đạo đưa đi học tập kinh nghiệm phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở xã bạn, trở về hai anh quyết tâm làm giàu từ trên chính mảnh đất của mình. Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, hai anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện Bảo Lạc. Thời điểm ban đầu, hai anh quyết định trồng cây gáo vàng (là loại cây lấy gỗ cho thu nhập cao) trên 4ha đất đồi của gia đình, để có thu nhập trong thời gian chờ cây gỗ cho thu hoạch, hai anh mua thêm 200 con gà ri lai ½ để nuôi thả trên đồi. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, chưa biết cách chăm sóc và phòng tránh dịch bệnh nên đàn gà của các anh chết rất nhiều, sau 4 tháng đàn gà 200 con đã chết hơn 1 nửa. Cùng với đó, cây gáo vàng các anh trồng cũng chết gần hết do không phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Hai anh thiệt hại nặng nề, gần như mất trắng.
Chính quyền xã và đại diện NHCSXH huyện đến tham quan mô hình

Không nản chí, hai anh quyết tâm xây dựng lại. Nhận thấy mô hình nuôi gà thả đồi rất có triển vọng, hai anh đã cùng tìm tòi nghiên cứu tài liệu trong sách, trên mạng và học hỏi quy trình kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã, huyện từ khâu chọn giống, cách xây chuồng, trại đến phòng chống dịch, bệnh. Ngay cả việc cho ăn cũng phải hợp lý theo từng giai đoạn phát triển của gà để chúng có thể hấp thu thức ăn một cách tốt nhất. Nhờ tìm hiểu kiến thức kĩ càng, chu đáo, 200 con gà lứa thứ hai của các anh hầu như đều sống mạnh khỏe. Sau 4 tháng nuôi, mỗi con gà nặng trung bình khoảng 2kg, với giá thị trường 100.000/1kg, bình quân 1 con gà các anh thu được 200.000đ. Sau khi trừ chi phí, các anh lãi gần 100.000đ/1 con gà. Nhận thấy hiệu quả của mô hình, hai anh quyết định mở rộng chuồng trại, cứ mỗi tháng hai anh mua thêm 200 con gà nuôi gối nhau để có thể đảm bảo nguồn cung cấp gà thịt cho thị trường. Hiện nay đàn gà nhà anh có khoảng trên 700 con, lứa lớn nhất nặng gần 2kg, chuẩn bị xuất bán. Với giá cả hiện nay, từ giờ đến tết dự tính các anh có thể thu về hơn 100 triệu đồng. Hai anh cho biết nhiều lúc có người hỏi mua gà mà các anh không có gà để bán.

Gà thả đồi bới ăn côn trùng tiết kiệm khá nhiều chi phí thức ăn

Ưu điểm của mô hình chăn nuôi gà thả đồi là vốn đầu tư chi phí chuồng trại không cao, chủ yếu tận dụng cây gỗ trên đồi, đàn gà có có sức đề kháng bệnh tốt, thức ăn chủ yếu ở tự nhiên, chủ gà chỉ bổ sung thêm cám gạo nên chi phí ít. Ngoài ra nuôi gà thả đồi thì thịt gà ăn chắc, ngọt và thơm ngon hơn gà nuôi nhốt nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy dù thời gian nuôi dài hơn nuôi gà nhốt, trung bình phải nuôi 4 đến 5 tháng gà mới đủ trọng lượng bán nhưng mô hình nuôi gà thả đồi cho giá trị kinh tế cao hơn. 

 

Có thể thấy mô hình nuôi gà thả đồi rất phù hợp với điều kiện của địa phương huyện Bảo Lạc với địa hình nhiều đồi núi. Thành công của mô hình này cũng đã thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, chuyển dần từ cách chăn nuôi gà nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học với quy mô đàn lớn - bán công nghiệp. Mô hình không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường và an toàn cho người tiêu dùng.
Có thể thấy mô hình nuôi gà thả đồi rất phù hợp với điều kiện của địa phương huyện Bảo Lạc với địa hình nhiều đồi núi. Thành công của mô hình này cũng đã thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân, chuyển dần từ cách chăn nuôi gà nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học với quy mô đàn lớn - bán công nghiệp. Mô hình không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội, góp phần bảo vệ môi trường, cung cấp sản phẩm có chất lượng, đáp ứng yêu cầu thị trường và an toàn cho người tiêu dùng.Hi vọng trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ có những chính sách phát triển rộng mô hình gắn với chuỗi từ sản xuất tới tiêu thụ, tạo điều kiện cho hộ dân vay vốn để phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương.
Trịnh Hổ
Trung tâm Văn hóa - Truyền thông Bảo Lạc
Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Tin khác
Tin tức
Đăng nhập